Điểm danh 13/36 dự án tiêu biểu và trọng điểm kêu gọi đầu tư quanh sân bay quốc tế Long Thành

2 tháng trước
Rùa Team

Tháng 6/2024, tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị giới thiệu 36 dự án ưu tiên đầu tư trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 ngay trước khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt quy hoạch toàn tỉnh Đồng Nai hơn 1 tuần sau đó.

Thỏi nam châm cảng trung chuyển Logistics lớn nhất Việt Nam “Sân bay quốc tế Long Thành” đã và đang hình thành và kỳ vọng khai thác sớm trong 2026 – 2027. Để phát triển 4 phương 8 hướng quanh sân bay Long Thành thành 1 hệ sinh thái tổng thế bổ trở hài hòa, tập trung nguồn lực phát triển đồng bộ hạ tầng, kết nối tối đa thì việc gấp rút xúc tiến kêu gọi đầu tư các dự án đã được quy hoạch (và đã được phê duyệt) là cực kỳ cấp thiết.

Trong 36 dự án đã được công bố trong hội nghị, Team Rùa nhận định có 13 dự án tiêu biểu và khả thi. Đây là những dự án mà Team Rùa đã theo sát từ lúc đề xuất quy hoạch, khảo sát thực tế và từ đó đánh giá khách quan sự khả thi của dự án. Đây chắc chắn là thông tin mà rất nhiều nhà đầu tư tìm kiếm đầu tư quanh sân bay Long Thành từ anh em “nằm vùng” tại Long Thành.

1. Cảng Phước An 164,4ha, địa điểm tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch.

Tổng chiều dài bến 3.050m, gồm 6 bến container, 4 bến tổng hợp có khả năng đón tàu có tải trọng 60.000 DWT. Đây cũng là 1 trong những top cảng biển hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái kết hợp cả cảng và khu công nghiệp hậu cần cảng.

Cảng Phước An tại huyện Nhơn Trạch
Cảng Phước An tại huyện Nhơn Trạch

2. Khu công nghiệp Bàu Cạn Tân Hiệp 2627 ha và Trung tâm logistics 100ha trong KCN ở huyện Long Thành

Xét về vị trí và các hạ tầng kết nối hiện hữu quanh sân bay Long Thành thì đây là khu công nghiệp có vị trí đẹp, tối ưu nhất, tận dụng tối đa toàn bộ lợi thế logistics của cảng HKQT Long Thành. Trong đó quy mô triển khai giai đoạn 1 đến 2030 là 2000ha, diện tích còn lại đầu tư sau năm 2030. Là KCN lớn thứ 2 tỉnh Đồng Nai có lợi thế đa phần là đất cao su, với định hướng KCN hỗ trợ ,KCN chuyên ngành với ngành nghề chính là các sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu, giao thông hiện hữu kết nối dựa vào trục chính Bàu Cạn và trục đường liên 5 xã Phước Bình – Bình An.

Khu công nghiệp Tân Hiệp - Bàu Cạn tại huyện Long Thành
Khu công nghiệp Tân Hiệp – Bàu Cạn tại huyện Long Thành

3. Khu công nghiệp Xuân Quế Sông Nhạn 3595ha và trung tâm logistics 100ha trong Khu công nghiệp ở huyện Cẩm Mỹ

Đây là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Đồng Nai ở phía Đông của sân bay quốc tế Long Thành với quy mô triển khai giai đoạn 1 đến 2030 là 1819,89ha, còn lại đầu tư sau năm 2030. Hiện trạng đa phần dư địa cao su nhà nước, với định hướng khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành với ngành nghề chính là sản xuất các phương tiện vận tải và cơ khí chế tạo. Khu công nghiệp này có lợi thế cực lớn về các tuyến hạ tầng kết nối cấp quốc gia và cấp tỉnh trọng điểm như vành đai 4 TP.HCM, cao tốc Dầu Giây Phan Thiết, DT769E, DT770B, DT773

Khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn tại huyện Cẩm Mỹ
Khu công nghiệp Xuân Quế – Sông Nhạn tại huyện Cẩm Mỹ

4. Khu công nghiệp Hàng Gòn 300ha ở Thành phố Long Khánh

Với định hướng là khu công nghiệp đầu tiên theo mô hình khu công nghiệp Xanh, Net Zero của tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu đưa thành phố Long Khánh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh đạt Net Zero đầu tiên của Việt Nam đáp ứng được chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Dự án có vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm ngay nút giao Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết và Quốc lộ 56.

Khu công nghiệp Hàng Gòn tại thành phố Long Khánh
Khu công nghiệp Hàng Gòn tại thành phố Long Khánh

5. Khu công nghiệp Cẩm Mỹ 306ha

Đây sẽ là KCN đầu tiên của huyện Cẩm Mỹ được triển khai trong giai đoạn 2021-2030. Có vị trí 2 bên trục đường tỉnh DT773 và Vành đai 4 TP.HCM, DT780 kết nối trực diện về sân bay quốc tế Long Thành, được định hướng là KCN hỗ trợ ngành nghề chính là sản xuất và chế biến thực phẩm và dịch vụ hậu cần, kho bãi.

Khu công nghiệp Cẩm Mỹ tại huyện Cẩm Mỹ
Khu công nghiệp Cẩm Mỹ tại huyện Cẩm Mỹ

6. Cụm công nghiệp Long Giao Cẩm Mỹ 55.7ha

Hiện tại đã và đang đấu giá quỹ đất cụm công nghiệp này với mức giá khởi điểm hơn 500 tỷ đồng, Dự án có vị trí trên trục DT773, cách Quốc lộ 56 2km, phát triển ngành chế biến nông sản theo hướng chế biến sâu đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Cụm công nghiệp Long Giao tại huyện Cẩm Mỹ
Cụm công nghiệp Long Giao tại huyện Cẩm Mỹ

7. Cụm công nghiệp Hàng Gòn Thành phố Long Khánh 70ha

Đa phần là dư địa cao su, hiện cũng đã có doanh nghiệp khá nổi tiếng đề xuất đầu tư với định hướng đa ngành: chế biến nông sản thực phẩm, cơ khí chế tạo, luyện kim. Dự án có vị trí cách nút giao Quốc lộ 56- cao tốc Dầu Giây Phan Thiết khoảng 3km.

Cụm công nghiệp Hàng Gòn tại thành phố Long Khánh
Cụm công nghiệp Hàng Gòn tại thành phố Long Khánh

Xem thêm: Quy hoạch, hạ tầng, tính thời điểm và loại hình bất động sản tại Hàng Gòn, thành phố Long Khánh. 

8. Chuỗi Đô thị dịch vụ du lịch ven sông Đồng Nai 293ha

Địa điểm thuộc cù Lao Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa. Đầu tư xây dựng hình thành khu đô thị, khu phức hợp dịch vụ mới, mật độ thấp, khang trang, hiện đại, hài hòa với thiên nhiên. Hướng đến phát triển khu du lịch bền vững kết hợp đa dạng các loại hình nhà ở, nhà ở kết hợp thương mại dịch vụ phục vụ du lịch, biệt thự sinh thái, dịch vụ công cộng.

Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án dự kiến: 72.289.359.000.000 đồng

  • Tổng mức đầu tư xây dựng dự kiến 54.593.532.000.000 đồng;
  • Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến: 17.695.827.000.000 đồng).

Hiện nay đã và đang kêu gọi nhà đầu tư. 

Chuỗi đô thị dịch vụ - du lịch ven sông Đồng Nai tại cù Lao Hiệp Hòa, TP Biên Hòa
Chuỗi đô thị dịch vụ – du lịch ven sông Đồng Nai tại cù Lao Hiệp Hòa, TP Biên Hòa

9. Chuỗi Đô thị dịch vụ du lịch ven sông Đồng Nai (Long Thành) 2082ha

Thuộc phân vùng mở rộng đô thị thị trấn Long Thành, hình thành khu phức hợp đại đô thị, khu giáo dục đào tạo nhân lực chất lượng cao hơn 300ha, dịch vụ, du lịch sinh thái và công nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay đã có các nhà đầu tư tham gia vào từng khu, vị trí cụ thể.

Chuỗi đô thị dịch vụ - du lịch ven sông Đồng Nai tại huyện Long Thành
Chuỗi đô thị dịch vụ – du lịch ven sông Đồng Nai tại huyện Long Thành

10. Chuỗi Đô thị dịch vụ du lịch núi Chứa Chan 1342ha

Gồm 253ha khu đô thị núi Le thuộc thị trấn Gia Ray cạnh hồ Núi Le, 275ha khu dân cư, thể dục thể thao nghỉ dưỡng xã Xuân Thọ và hơn 100ha du lịch nghỉ dưỡng trên núi Chứa Chan.

Hình thành chuỗi đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí đẳng cấp, phát triển núi Chứa Chan và hồ Núi Le trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của Đồng Nai và Đông Nam Bộ.

Hiện nay đã có nhà đầu tư rất nổi tiếng quan tâm tham gia vào dự án này.

Chuỗi đô thị dịch vụ - du lịch núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc
Chuỗi đô thị dịch vụ – du lịch núi Chứa Chan tại huyện Xuân Lộc

11. Khu Thương Mại dịch vụ phía Tây 900ha – phía Đông 200ha sân bay quốc tế Long Thành.

Đây là 2 dự án có vị trí vô cùng lợi thế ở cổng Tây và cổng Đông của sân bay Long Thành – vị trí vàng thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Định hướng phát triển khu vực dịch vụ phi hàng không, khu tự do và miễn thuế hải quan, các khu nhà hàng và điểm bán lẻ đồ đặc sản, các khu văn phòng kinh doanh, dịch vụ hội nghị hội thảo…

Khu thương mại dịch vụ tại huyện Long Thành
Khu thương mại dịch vụ tại huyện Long Thành

12. Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp ở 500ha

Vị trí quanh 2 hồ Cầu Mới tuyến V, VI thuộc xã Thừa Đức (huyện Cẩm Mỹ), cạnh nút giao vàng DT770B và vành đai 4 TP.HCM, cách sân bay QT Long Thành chỉ 2km. Đã hiện hữu sẵn 2 hồ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hoang sơ. Dư địa đa phần là đất cao su nhà nước, địa hình phù hợp phát triển du lịch sinh thái, khai thác các loại hình du lịch khám phá, dạo thuyền, tắm thác, kết hợp ở mật độ thấp biệt thự, villa, Bungalow,..từng bước hình thành đô thị sinh thái cạnh sân bay quốc tế Long Thành.

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Cẩm Mỹ
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Cẩm Mỹ

13. Khu công nghệ thông tin tập trung Long Đức Long Thành 100ha

Dự án cơ sở hạ tầng tập trung hỗ trợ công nghệ thông tin, công nghệ số hóa, big data, AI, tự động hóa và các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin khác hướng tới tốc độ cao, chính xác, hiệu quả và an toàn.

Vị trí trùng với quy hoạch tái định cư Long Đức 2 mở rộng, vì tính cấp thiết, quan trọng và sự phù hợp nên dự án này sẽ được ưu tiên gấp rút kêu gọi đầu tư trong giai đoạn 2025 – 2030 cùng với nhu cầu khai thác và phát triển của sân bay Long Thành trong tương lai.

Khu công nghệ thông tin tập trung tại huyện Long Thành
Khu công nghệ thông tin tập trung tại huyện Long Thành

Việc tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng để kêu gọi đầu tư sẽ hoàn thiện toàn bộ mảnh ghép cho một thành phố sân bay, bao gồm hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, khu dịch vụ, đào tạo nhân lực, công nghệ thông tin và công nghệ cao, cũng như khai thác chuỗi đô thị du lịch nghỉ dưỡng, lấy sân bay quốc tế Long Thành làm trọng tâm phát triển kinh tế. Điều này sẽ tạo ra một hệ sinh thái đồng bộ, khai thác toàn bộ lợi thế một cách hiệu quả.

Đồng Nai đang trong thời khắc giao thoa, nắm bắt cơ hội để chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm giao thương quốc tế với sự phát triển nhanh chóng, hiện đại, bền vững và toàn diện ở cấp quốc gia, khu vực và thế giới, rõ ràng hơn bao giờ hết.

Nếu thấy thông tin trên hữu ích, hãy để lại cảm nghĩ hoặc ủng hộ hành trình Review của Team Rùa bằng nút chia sẻ bài viết nhé!

Dịch vụ Team Rùa Review

  • Tư vấn đầu tư bất động sản xung quanh sân bay quốc tế Long Thành
  • Săn hàng theo nhu cầu
  • Phân tích, định giá bất động sản
  • Giải pháp thanh khoản bất động sản: Flycam đặc tả sản phẩm
  • Hỗ trợ pháp lý

Hotline Team Rùa 0936666831

Tham gia cộng đồng Team Rùa nhận thông tin bất động sản mỗi ngày https://zalo.me/g/nakdvw378

Kết nối Team Rùa Review, cùng hợp tác cùng thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận