Đề xuất 10 cơ chế, chính sách đặc thù để dự án Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh về đích trước 2030

21 ngày trước
Rùa Team

Mới nhất vào ngày 12 tháng 08 năm 2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản KHẨN 4588/UBND-DA trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh là việc cấp bách

Dự án Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ và sân bay. Đặc biệt, tuyến đường kết nối khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối trực tiếp về phía nam sân bay quốc tế Long Thành – sân bay lớn nhất của Việt Nam. Việc đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh là rất cấp bách khi sân bay Long Thành hiện tại đang làm tốt tiến độ và kỳ vọng cất cánh chuyến bay đầu tiên vào 02/09/2026.

Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh - liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh – liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Quy mô, tổng mức đầu tư và tiến độ dự án

Tổng chiều dài toàn tuyến dự kiến hơn 207km với tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) khoảng 128.063 tỷ đồng (phần xây dựng 76.772,1 tỷ đồng; GPMB 51.291,2 tỷ đồng).

Giai đoạn 1 các đoạn tuyến của Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đều có quy mô Bề rộng mặt cắt ngang là 25,5m: bề rộng làn xe 3,75m, làn dừng khẩn cấp 3m, dải phân cách 1,5m. 

Đoạn tuyến trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu

Khái toán tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): khoảng 7.972 tỷ đồng (phần xây dựng: 4.536 tỷ đồng; phần GPMB: 3.436 tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện đoạn Phú Mỹ – Bàu Cạn: cơ bản hoàn tất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; dự kiến trình thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong quý IV năm 2024.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là Cơ quan có thẩm quyền.

Đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Khái toán tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): khoảng 19.151 tỷ đồng (phần xây dựng: 10.958 tỷ đồng; phần GPMB: 8.193 tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện đoạn Bàu Cạn – cầu Thủ Biên (không bao gồm Cầu Thủ Biên): cơ bản hoàn tất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; dự kiến trình thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong quý IV năm 2024.

UBND tỉnh Đồng Nai là Cơ quan có thẩm quyền.

Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh - con đường tơ lụa Logistics
Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh – con đường tơ lụa Logistics

Đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Khái toán tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): khoảng 19.827 tỷ đồng (phần xây dựng: 10.258 tỷ đồng; phần GPMB: 9.569 tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện đoạn Cầu Thủ Biên – Sông Sài Gòn (gồm Cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn): HĐND tỉnh Bình Dương đã thông qua Nghị quyết số 01/NQ-HĐND ngày 31/01/2024 về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Hiện nay đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần.

Đoạn tuyến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Khái toán tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): khoảng 14.089 tỷ đồng (phần xây dựng: 7.353 tỷ đồng; phần GPMB: 6.736 tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn – kênh Thầy Cai (bao gồm cầu Phú Thuận vượt sông Sài Gòn và cầu kênh Thầy Cai): cơ bản hoàn tất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; dự kiến trình thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong quý IV năm 2024.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh là Cơ quan có thẩm quyền.

Đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Long An

Khái toán tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): khoảng 67.024 tỷ đồng (phần xây dựng: 43.567 tỷ đồng; phần GPMB: 23.457tỷ đồng)

Tiến độ thực hiện đoạn kênh Thầy Cai – Hiệp Phước (gồm cả đoạn khu vực Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh): cơ bản hoàn tất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; dự kiến trình thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong quý IV năm 2024.

UBND tỉnh Long An làm cơ quan có thẩm quyền.

10 cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh

  1. Giao UBND cấp tỉnh làm Cơ quan chủ quản, được sử dụng Ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án đường VĐ4-TP.HCM; được sử dụng Ngân sách địa phương hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương (cầu Thủ Biên giữa địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương). 
  2. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh (Bình Dương, Đồng Nai và BRVT) là 50% tổng mức vốn Ngân sách tham gia dự án; riêng tỉnh Long An, ngân sách Trung Ương hỗ trợ 75% tổng mức vốn Ngân sách tham gia dự án.
  3. Cho phép tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
  4. Cho phép UBND các tỉnh (BRVT, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật các Đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng, Quy hoạch đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  5. Cho phép giá trị Tổng mức đầu tư các dự án VĐ4-TP.HCM của từng địa phương được chuyển tiếp Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2026 – 2030 không tính cộng vào Tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn đoạn sau của từng địa phương (quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công năm 2019).
  6. Đối với đoạn VĐ4-TP.HCM thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc Quốc hội (đoạn do UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền): Quốc hội cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
  7. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (đoạn trên địa bàn tỉnh Long An).
  8. Trong 02 năm kể tư khi được Quốc hội thông qua dự án, cho phép người đứng đầu Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trình tự, thủ tục thực hiện chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  9. Cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
  10. Cơ chế quản lý công trình sau đầu tư và quyết toán vốn đầu tư.

Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh giúp kết nối liên vùng Đông Nam Bộ, giải quyết lưu thông hàng hóa, tối ưu chi phí logistics đặc biệt trong giai đoạn chuyển mình của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi kết hợp 2 siêu cảng sân bay quốc tế Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

Xem thêm: Định hướng phát triển không gian Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 đón đầu siêu SBQT Long Thành 5000ha?

Trên đây là bài viết Team Rùa cập nhật mới nhất về quy mô, tiến độ thực hiện dự án Vành đai 4 – Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ hoặc để lại cảm nghĩ của bạn nhé!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận