Cảng Cái Mép – Thị Vải lần đầu tiên vào top 10 cảng container hoạt động hiệu quả nhất thế giới, đứng vị trí thứ 7, cao thứ 5 ở khu vực Châu Á và chỉ xếp sau cảng Tanjung Pelepas xét theo các cảng ở khu vực Đông Nam Á (Chỉ số hoạt động cảng (CPPI: Container Port Performence Index) là báo cáo thường niên được công bố lần đầu tiên vào năm 2021, từ con số 351 cảng được đánh giá trong ấn bản đầu tiên, đến báo cáo năm nay tổng số cảng đã tăng lên 405 cảng.
Thông tin tổng quan về cảng Cái Mép Thị Vải
- Tháng 11 năm 1992, quy hoạch tổng thể hệ thống cảng nước sâu Thị Vải – Vũng Tàu được phê duyệt.
- Ngày 28 tháng 2 năm 1998 dự án được điều chỉnh bổ sung.
- Tháng 8 năm 2005 trong bảng quy hoạch chi tiết nhóm cảng TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, khu vực Thị Vải – Cái Mép được xác định là cảng cửa ngõ cho toàn vùng.
- Ngày 26 tháng 10 năm 2020 Cảng Thị Vải – Cái Mép đã đón tàu container có trọng tải 214,121 DWT của hãng Mearsk (Đan Mạch). Tàu Margrethe Maersk có sức chở lên đến 20.000 TEUs, dài 300,23m, rộng 59m.
Là cảng trung chuyển quốc tế công suất lớn, là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ với tổng chiều dài hơn 14km. Với luồng chạy tàu có độ sâu 14m, độ sâu khu vực bến cảng âm 16,8m và vũng quay tàu rộng 500m, cảng trở thành nơi trung chuyển hàng hóa giao thương thuận lợi giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, đặc biệt thích hợp cho việc phục vụ các siêu tàu trọng tải lên đến 160.000 DWT (tương đương 14.000 TEU).
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, theo đó hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển đặc biệt; với chức năng cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, có bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, tiếp nhận tàu đến 250.000 tấn.
Yếu điểm của cụm cảng Cái Mép hiện tại là việc phân chia nhỏ nhẻ các bến bảng khai thác trung bình chỉ có chiều dài 600m, khai thác thác nhau và vị trí xây dựng phân bố không liền kề, cao độ cầu cảng không đồng nhất, chỉ có 2 cảng CMIT và TCTT có cao trình bến ngang nhau. Nên việc liên minh các bến cảng nhằm mở rộng chiều dài bến để đón các tàu mẹ có tải trọng lớn là điều cấp thiết để khai thác cụm cảng tối ưu hơn.
Đến nay đã có 48 tuyến container vào Cái Mép-Thị Vải, trong đó, 34 tuyến quốc tế và 14 tuyến nội địa.
Liên minh bến cảng đầu tiên tại miền Nam
Vào ngày 24/05/2024 liên doanh 2 bến cảng lớn là Tân Cảng CMTV (TCTT) và bến cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) đã tổ chức buổi lễ mở cổng kết nối cảng, tạo liên minh bến cảng đầu tiên, một xu thế khó tránh khỏi trong bối cảnh các hãng tàu đã đẩy mạnh và duy trì hình thức liên minh hãng tàu trong hơn một thập niên trở lại đây.
Đồng thời quy hoạch siêu cảng dự án Cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ cũng được liên doanh nhà đầu tư SCIC -Gleximco -ITC đề xuất sớm triển khai dự án sau hơn 15 năm không thể khởi công với tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng quy mô 315ha, có thể đón tàu biển lớn nhất thế giới, giai đoạn 1 (2024-2030) đầu tư 2 bến với tổng chiều dài 0,9km cho tàu tải trọng đến 250.000DWT.
*Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ – 1 trong những mảnh ghép quan trọng của trục Logistics Long Thành – Phú Mỹ. Đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của khu vực và cả nước với quy mô hơn 1,6 ngàn ha – trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới.
Việc nhanh chóng xây dựng Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ là một bước đi quan trọng nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế của cụm cảng Cái Mép-Thị Vải, một trong hai cảng biển đặc biệt của quốc gia.
Tải file: Quyết định phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ tại phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong bối cảnh cạnh tranh về chi phí quá cảnh và bốc giở, việc xây dựng nâng cấp liến kết cụm cảng Cái Mép – Thị Vải hình thành hệ thống cảng biển nước sâu có quy mô, với công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm hàng đầu trong khu vực như Hồng Kông, Singapore,.. là điều tất yếu. Đồng thời đồng bộ hạ tầng với siêu cảng hàng không quốc tế Long Thành tạo thành 2 cực Logistics lớn phát triển mô hình thành phố Sân bay cho Vùng Đông Nam bộ trong giai đoạn 2030-2050.
Nếu thấy bài viết hữu ích, cả nhà đừng quên để lại cảm nghĩ hoặc chia sẻ giúp Team Rùa nhé!