Lý do hình thành 02 cảng Logistics lớn nhất Việt Nam

2 tháng trước
Rùa Team

Hai cảng logistics lớn nhất Việt Nam mà Team Rùa muốn chia sẻ qua bài viết này chính là Cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ý nghĩa của việc xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành 5000ha

Mô hình siêu cảng hàng không quốc tế Long Thành
Mô hình siêu cảng hàng không quốc tế Long Thành
Hình ảnh thực tế sân bay quốc tế Long Thành vào quý 2/2024
Hình ảnh thực tế sân bay quốc tế Long Thành vào quý 2/2024

Mục tiêu mở ra cảng hàng không (sân bay) quốc tế Long Thành để giảm tải cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhứt đã hoạt động quá công suất khai thác bay gấp 2 lần kể từ những năm 2016. Việc nhanh chóng đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành là vì mục đích lớn hơn đó là có thể hoạt động ngang bằng hoặc có thể thay thế các sân quốc tế trong khu vực như Changi của Singapore hay Incheon hoặc Hongkong, mục tiêu trở thành trung tâm vận chuyển lớn nhất khu vực. Nếu nhìn qua đất nước Singapore thì đây chính là ông trùm trong việc thực hiện vận tải dịch vụ Logistics đứng đầu với cảng hàng không Changi nổi tiếng.

Ý nghĩa của việc xây dựng cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải

Cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải
Cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải

Đã có quá nhiều câu hỏi tại sao phải xây dựng cảng biển, cảng nước sâu?

  • Với thị trường hội nhập như hiện tại thì đất nước nào có nhiều cảng biển hoặc cảng nước sâu thì gần như nền kinh tế nước ấy chiếm ưu thế trong việc thu hút đầu tư cả nước.
  • Ngoài ra việc có cảng biển cảng nước sâu còn tạo ra lợi thế cạnh tranh hàng hóa qua việc tối ưu chi phí vẩn chuyển trên những con tàu siêu trường siêu trọng. Cùng khoảng cách quãng đường vận chuyển, chi phí đầu vào sản phẩm rẻ hơn khi các nơi sản xuất, nhập khẩu có yếu tố cảng biển, cảng nước sâu.
  • Ngoài ra nếu các cảng này nằm ở những vị trí quan trọng và đón đầu của nhiều tuyến hàng hải đi qua. Các chuyến hàng quá cảnh là lợi thế vô cùng lớn trong việc giao thương kinh tế tốt về mặt chính trị giữa các nước, đem lại nguồn thu rất dồi dào (từ việc quá cảnh). Do đó đất nước nào có những lợi thế cảng biển thì gần như sẽ được tập trung đầu tư quy hoạch xây dựng, bởi là nam châm thu hút lượng tiền lớn.

Hiểu được cơ hội lớn đó thì kế hoạch xây dựng cảng Cái Mép – Thị Vải được phê duyệt và xây dựng ngay nhằm mục đích đón đầu xu thế cũng như thu hút các doanh nghiệp sản xuất đang muốn dời nhà máy sản xuất đến Việt Nam.

Hai cảng logistics lớn này có liên quan gì đến nhau?

Không phải ngẫu nhiên mà sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam được đặt tại huyện Long Thành. Không chỉ bởi giáp TP. Hồ Chí Minh chỉ 40km, và cũng không phải do quỹ đất rộng lớn địa thế đất cứng tương đối bằng phẳng. Mà điều quan trọng là có vị trí đặc biệt chỉ cách cảng Cái Mép – Thị Vải bán kính 10km. Dựa trên cái lớn nhất có sẵn về cảng biển nên việc đặt cảng hàng không quốc tế Long Thành ngay đây còn là ý đồ mong muốn cạnh tranh và tiến tới thay thế các nước trong khu vực về phương thức vận chuyển Logistics không chỉ phục vụ tạo lợi thế cạnh tranh trong nước mà còn chiếm luôn thị phần về lâu về dài sau khi 2 cảng này được khai thác tối đa chức năng của nó.

Cảng Tân Cảng tại Cảng Cái Mép - Thị Vải
Cảng Tân Cảng tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Hiện thực hóa giấc mơ vươn tầm thế giới

Thử tưởng tượng sự phát triển của 2 siêu cảng lớn nhất Việt Nam:

  • Viễn cảnh như thế nào khi cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải – top 20 cảng nước sâu lớn nhất thế giới và lợi thế về tuyến đường hàng hải – có 29/39 trên thế giới đi qua lại mỗi năm?
  • Ưu thế về vị trí, cho đến tổng diện tích nên Cảng hàng không quốc tế Long Thành 5000ha được nhiều chuyên gia đánh giá nơi đây hoàn toàn đủ diện tích cần thiết cho thời điểm hiện tại cũng như tương lai để phát triển các dịch vụ phi hàng không đa dạng, phong phú, đặc biệt là có thể phát triển thành các mô hình thành phố sân bay mà ở đó bao gồm các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Sân bay quốc tế Long Thành còn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không làm căn cứ hoặc xây dựng lịch bay nối chuyến cho hành khách, hàng hóa được hiệu quả hơn. Vị trí nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, Châu Á với các đường bay Đông-Tây, Bắc – Nam rất thuận cho việc chuyển tiếp, đi đến các châu lục như Châu Âu, Trung Đông, Nam Á, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương.

Sự bổ trợ của 02 siêu cảng

Việc đặt sân bay quốc tế Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải cách nhau bán kính chỉ từ 15km, không chỉ hỗ trợ cho nhau trong việc vận chuyển hành khách mà còn bổ trợ cho nhau trong việc vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đông Nam Bộ mà còn phục vụ cho các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tập trung xung quanh 2 cảng này được thuận lợi hơn rất nhiều.

Bài viết sau, Team Rùa sẽ chia sẻ về các khu công nghiệp được đặt xung quanh 02 cảng này có điểm gì khác biệt và ảnh hưởng như thế nào đến lợi thế kinh tế – xã hội.

Dịch vụ Team Rùa Review

  • Tư vấn đầu tư bất động sản xung quanh sân bay quốc tế Long Thành
  • Săn hàng theo nhu cầu
  • Phân tích, định giá bất động sản
  • Giải pháp thanh khoản bất động sản: Flycam đặc tả sản phẩm
  • Hỗ trợ pháp lý

Hotline Team Rùa 0936666831

Tham gia cộng đồng Team Rùa nhận thông tin bất động sản mỗi ngày https://zalo.me/g/nakdvw378

Kết nối Team Rùa Review, cùng hợp tác cùng thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận