Singapore phải mất gần 100 năm để trở thành trung tâm thương mại hàng đầu Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam nếu nắm bắt đúng cơ hội, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được điều đó trong vòng một thập kỷ! Nghe thì khó tin, nhưng điều này là hoàn toàn khả thi!
Việt Nam đang sở hữu một vị trí chiến lược độc nhất vô nhị, nằm ở trung tâm của nền kinh tế thương mại hội nhập toàn cầu.
Trong bán kính 3.500 km, Việt Nam đồng thời kết nối với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Dù chiếm chỉ hơn 16% diện tích, khu vực này chiếm hơn 50% dân số toàn cầu (tương đương 4 tỷ người) và chiếm hơn 60% tổng GDP toàn thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang sở hữu một trong ba tuyến vận tải biển lớn nhất thế giới: Tuyến vận tải Đông Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu, chuyên chở hơn 60% lượng hàng hóa toàn cầu. Các cảng biển Việt Nam nằm ngay tuyến giao thông nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giúp tối ưu chi phí logistics cho các doanh nghiệp.
Các bạn đã đoán biết vị trí chiến lược trọng tâm phát triển của Việt Nam để phát triển trong 10 – 20 năm tiếp theo này chưa?
KIỀNG 3 CHÂN – TRỤC TAM GIÁC VÀNG KINH TẾ LOGISTICS đưa Việt Nam vươn mình thành trung tâm thương mại & vận tải mới của thế giới.
Diện tích: 5.000 ha (gấp 5 lần sân bay Tân Sơn Nhất).
Công suất: Tối đa 100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Tiến độ: Dự kiến hoàn thành vào năm 2026, định hướng trở thành trung tâm hàng không hàng đầu Châu Á.
Lợi thế: Khoảng cách ngắn nhất đến các nền kinh tế mạnh nhất Châu Á trong vài giờ bay, thuận lợi hơn so với các sân bay lớn như Suvarnabhumi (Thái Lan), Changi (Singapore), và Kuala Lumpur (Malaysia). Xu thế phát triển của thế giới các ngành thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn, công nghiệp phụ trợ, Y tế dược phẩm, Công nghệ thông tin, công nghiệp ô tô đều liên quan mật thiết đến logisitics hàng không yêu cầu tốc độ cao.
2/ Cảng biển quốc tế Cái Mép - Thị Vải:
Thành tích: Top 20 cảng lớn nhất thế giới, top 11 cảng biển hoạt động hiệu quả nhất.
Quy mô: Có khả năng tiếp nhận siêu tàu 24.000 TEU.
Hợp tác: Liên doanh Việt – Mỹ phát triển trung tâm logistics Cái Mép Hạ trị giá 6,7 tỷ USD.
3/ Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ:
Vị trí: Khu vực cù lao Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Quy mô: Diện tích 571 ha, chiều dài cầu cảng chính 7 km.
Công suất: Tiếp nhận tàu container 250.000 DWT (24.000 TEU), tổng công suất 16,9 triệu TEU/năm (Gấp 2-3 lần công suất cảng Cát Lái/năm)
Đầu tư: 5,5 tỷ USD.
Tiến độ: Quyết định số 148 ngày 16.1.2025 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Cả 2 siêu cảng biển này nằm đối diện nhau, trên Vịnh Gành Rái nằm ở khu vực cửa sông Cái Mép – Thị Vải, trong vùng biển Đông Nam Bộ của Việt Nam.
Vịnh này có vị trí chiến lược, ngay tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua Biển Đông, phù hợp cho các tàu siêu trường siêu trọng cập bến neo đậu dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và dịch vụ logistics.
Thêm vào đó, nếu kênh đào KRA Thái Lan được triển khai xây dựng (dù mắc phải rất nhiều rào cản về kinh tế lẫn chính trị) sẽ giúp tàu hàng bỏ qua eo biển Malacca, rút ngắn hơn 1.200km quãng đường vận chuyển, giúp Vịnh Gành Rái- sở hữu 2 siêu cảng Cần Giờ – Cái Mép trở thành cửa ngõ, điểm trung chuyển mới quan trọng nhất châu Á, giúp giảm 4-5 ngày vận chuyển từ Ấn Độ sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, chi phí logistics sẽ giảm hàng tỷ đô mỗi năm, từ đó Vịnh Gành Rái sẽ trở thành cửa ngõ trung chuyển quan trọng nhất châu Á.
VIỆT NAM ĐÃ SẴN SÀNG VƯƠN MÌNH, nắm bắt thời cơ?
Với vị trí địa chính trị có một không hai, Việt Nam sở hữu bộ ba chân kiềng logistics (bán kính cách nhau chỉ 30km) đang được chính phủ tập trung đầu tư tối đa nguồn lực, cả trong lẫn ngoài nước, giúp đẩy nhanh việc triển khai xây dựng, nắm bắt xu thế chung của khu vực và thế giới đang xoay trục kinh tế về Châu Á.
Đồng thời, mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối 3 siêu cảng quan trọng này cũng đang được triển khai một cách đồng bộ, tạo ra sự liên kết đa phương tiện logictics, cạnh tranh khai thác tối đa thế mạnh 1 cách hiệu quả nhất.
Các trọng tâm phát triển hạ tầng giao thông đột phá như:
Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: Được mở rộng lên 10 làn xe, giảm thiểu thời gian di chuyển và tối ưu hóa vận tải.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Dự kiến thông tuyến vào năm 2026, đóng vai trò kết nối trực tiếp giữa các siêu cảng logistics
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành Đai 3 & 4: Đang gấp rút triển khai, tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, kết nối nhanh chóng 2-3 siêu cảng.
Cầu Phước An: Kết nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với đường bộ quốc gia, tăng khả năng trung chuyển hàng hóa.
Đường Liên Cảng, QL20B (25C): Đa dạng hóa các hướng kết nối liền mạch, phục vụ toàn diện các nhu cầu logistics.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành: Đang hoàn thiện thủ tục để sớm triển khai, thúc đẩy vận tải hành khách và hàng hóa.
Thời điểm mọi sự tập trung đổ về Việt Nam, Vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam.
Các tập đoàn logistics MSC, Maersk, DHL, CMA CGM đang mở rộng đầu tư tại Cái Mép, Cần Giờ. Việt Nam lọt top 10 điểm đến đầu tư hàng đầu thế giới theo JLL (2024).
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao!”
Nếu chỉ có sân bay Long Thành, đó là một trung tâm hàng không quan trọng quốc gia và khu vực Châu Á.
Nếu chỉ có cảng biển Cái Mép – Thị Vải, đó là một cửa ngõ thương mại chiến lược.
Nếu chỉ có siêu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đó là một bước tiến lớn của Việt Nam trên bản đồ logistics toàn cầu.
Nhưng khi cả ba kết hợp lại, chúng tạo thành trục logistics “bất khả chiến bại” – một tam giác kinh tế có thể sánh ngang, thậm chí cạnh tranh trực tiếp với Singapore, Hong Kong, và Thượng Hải!
“Việt Nam không còn là ‘công xưởng’, mà sẽ trở thành trung tâm thương mại & logistics của thế giới! Bạn có tin rằng “Bộ ba logistics vàng Long Thành – Phú Mỹ – Cần Giờ chính là đòn bẩy, GIÚP VIỆT NAM VƯỢT MẶT SINGAPORE trở thành “con rồng kinh tế” mới hàng đầu châu Á?