Các cảng tại khu vực Đông Nam Á và Đông Á đang trở thành “nút thắt nghiêm trọng nhất”

3 tháng trước
Rùa Team

Cảng Singapore là thương cảng lớn thứ 2 thế giới, tắc nghẽn nghiêm trọng thời gian qua đã gây tác động dây chuyền lên các cảng trong khu vực như Malaysia, cảng Thượng Hải ,..khi thời gian chờ bến đỗ trung bình của tàu từ 1 ngày tăng lên tới 7 ngày.

Nguyên nhân chính do căng thẳng leo thang khu vực Biển Đỏ, và Mỹ tăng thuế với lượng hàng hóa 18 tỷ USD của Trung Quốc kể từ ngày 1-8-2024, các nhà xuất khẩu Trung Quốc gấp rút vận chuyển sản phẩm của họ trước thời gian này. Việc này làm đẩy giá cước vận tải lên cao. Vậy nên để tránh tắc nghẽn tại Singapore các hãng tàu có thể sẽ di chuyển về cảng nước sâu khác như Cái Mép Thị Vải của Việt Nam.

Dự án siêu cảng Tuas được chia làm 4 giai đoạn và dự kiến hoàn tất vào năm 2040. Đồ họa: Strait Times
Dự án siêu cảng Tuas được chia làm 4 giai đoạn và dự kiến hoàn tất vào năm 2040. Đồ họa: Strait Times

Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hải quốc tế, sự cạnh tranh về giá cước vận chuyển các cảng nước sâu đóng vai trò trung chuyển sẽ đón nhiều tàu mẹ hơn. Một quốc gia đang muốn giữ vững vai trò của mình và một quốc gia đang dần phát triển hoàn thiện, 2 dự án siêu cảng đã và đang được triển khai trong giai đoạn này đáp ứng nhu cầu trong tương lai là Cảng biển Tuas (Singapore) và Trung tâm Logistic Cái Mép Hạ (Việt Nam) đang được tập trung đầu tư.

Bài viết này chia sẻ về 2 siêu cảng tại khu vực Đông Nam Á: Cảng Tuas (Singapore) và Cảng Cái Mép Hạ (Việt Nam)

Cảng biển Tuas – Singapore

Khởi công ngày 03/10/2019 được chia làm 4 giai đoạn, với tổng mức đầu tư lên tới 40 tỷ USD ~ 1triệu tỷ đồng (2,5 lần Sân bay QT Long Thanh). Trong đó, giai đoạn 1 với 414 ha (thực hiện xây 2 cầu cảng đón khoảng 20 triệu TEU) đã hoàn thành vào cuối năm 2021, với chi phí 1,76 tỷ USD 44.774 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, siêu cảng Tuas được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Singapore. Ảnh: Bloomberg
Sau khi hoàn thành, siêu cảng Tuas được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của Singapore. Ảnh: Bloomberg

Dự kiến, đến năm 2040, Singapore mới hoàn thành việc xây dựng toàn bộ siêu cảng. Khi đó, siêu cảng Tuas sẽ có tổng diện tích lên tới 1.337 ha, đồng thời có khả năng tiếp nhận, xử lý khoảng 65 triệu TEU mỗi năm, gấp 2 lần so với hiện nay đồng thời thay thế các cảng ở Tanjong Pagar, Pasir Panjang, Keppel và Plau Brani.

Cảng biển Cái Mép Hạ – Việt Nam

Trung tâm logisitics Cái Mép Hạ một vị trí tương đồng kẻ tám lạng người nửa cân với siêu cảng biển Tuas của Singapore được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt vào tháng 9 năm 2020 với 2 phân khu chính là Trung tâm Logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu.

Quy mô diện tích toàn khu 1763ha bao gồm:

  • Trung tâm Logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu: 984,24ha
  • Diện tích mặt nước (luồng, vũng quay tàu, khu nước trước bến): 455,77ha
  • Đất dự trữ kho năng lượng sạch: 197,65ha
  • Diện tích mặt nước tiềm năng: 125,34ha

Tải file:   Phê duyệt dự án Cái Mép Hạ

Tải file: Điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ

Tính chất:

  • Là một trung tâm trung chuyển hàng hóa tầm cỡ khu vực và thế giới, có chức năng tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa đi/đến các tỉnh thành trong cả nước và các quốc gia trên thế giới thông qua đường biển, đường thủy nội địa và đường bộ.
  • Là trung tâm tiếp nhận, lưu trữ, sơ chế nguyên liệu, đóng gói, dán nhãn, phân phối hàng hóa,.. phục vụ các khu công nghiệp lân cận, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nói riêng, Cảng Vũng Tàu và cả khu vực cảng biển nhóm 5 nói chung.
  • Gắn kết với khu du lịch hỗ trợ khác như khu kiểm tra hải quan, biên phòng, kiểm dịch, khu tài chính ngân hàng, cơ sở đào tạo Logistics ,khu nhà hàng khách sạn, khu thương mại tự do, khu dịch vụ công vụ, nhà nghỉ giữa ca cho công nhân.

Và vào tháng 4/2024 dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trong đó quy mô diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 1.686,73ha (điều chỉnh giảm 76,27ha), bao gồm:

+ Diện tích trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ là 1.485,5ha (điều chỉnh tăng 303,61ha), trong đó: Đất trung tâm logistics là 891,17ha, Bến Cảng Cái Mép Hạ là 594,33ha.

+ Diện tích mặt nước (khu nước trước bến) là 201,23ha (điều chỉnh giảm 254,54ha), trong đó: Mặt nước trung tâm logistics là 14,9ha, Bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu là 186,33ha

Phối cảnh Trung tâm logistics Cái Mép Hạ
Phối cảnh Trung tâm logistics Cái Mép Hạ
Hình ảnh mô phỏng dự án Cái Mép Hạ
Hình ảnh mô phỏng dự án Cái Mép Hạ

Về mặt thiết kế bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu hình chữ U, giúp tối ưu vị trí bến đậu tăng 2-3 lần so vơi thiết kế bến cảng của Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải như trước đây. 

Team Rùa Review tổng hợp.

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận